(Có 122 người đang xem cùng bạn)
Độ pH của cơ thể ở khoảng 7 pH là trung bình, tuy nhiên độ pH của làn da thì thấp hơn chỉ khoảng 5,5 pH. Điều này có nghĩa là làn da của chúng ta mang tính acid nhẹ. Theo thông tin của Trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học Hoa Kỳ thì độ pH của da ở mức 4,7 - 5,5 sẽ tốt hơn. Hầu hết các loại xà phòng và mỹ phẩm có độ pH từ 8 - 10 mang tính kềm.
Thang đo độ pH chạy từ 0 - 14, giá trị bằng 7 được coi là trung tính, con số càng thấp thì tính acid càng cao, và con số càng cao thì tính kềm càng cao.
Các nhà khoa học sử dụng thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 - 14 để đo độ acid và kềm. Nước có độ pH = 7 được coi là trung tính. Dung dịch càng có tính acid thì độ pH càng thấp, ngược lại dung dịch càng bazơ hoặc kềm thì độ pH càng cao.Thang đo này có tên là logarit, nghĩa là có sự chênh lệch 10 lần về độ acid giữa mỗi số trong thang đo. Ví dụ: nước cốt chanh có độ pH = 2 có tính acid gấp 10 lần so với dung dịch có độ pH = 3 và acid gấp 10 tỷ lần so với dung dịch có độ pH = 12.
Về mặt khoa học, thang đo pH biểu thị số lượng ion hydro (H+) trong một dung dịch. Dung dịch có tính acid sẽ chứa nhiều ion hydro, dung dịch có tính kềm sẽ chứa ít hơn.
Độ pH của da: Da mặt có tính acid nhẹ từ 4 - 6,5
- Để ngăn ngừa mụn trứng cá và giữ cho da luôn duy trì độ pH cần thiết, để da luôn hoạt động tốt và có thể kiểm soát mụn trứng cá. Một số chất tẩy rửa, đặc biệt là xà phòng có xu hướng quá kềm làm cho da mất cân bằng pH tự nhiên của nó. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá.
- Riêng về dòng sữa rửa mặt mỗi loại đều chứa độ pH nhất định là một tiêu chí quan trọng kiểm soát mức độ ảnh hưởng của nó đến mụn trứng cá.
Lưu ý: khi lựa chọn sữa rửa mặt chúng ta cần tìm hiểu thông tin trên bao bì rõ ràng là: "cực kỳ dịu nhẹ", "dịu nhẹ", "dành cho da nhạy cảm", "cân bằng độ pH", hoặc các ghi chú tương tự. Vì sữa rửa mặt đó sẽ mang tính acid nhẹ, phù hợp với làn da.
DUY TRÌ ĐỘ pH TRÊN DA CÓ THẬT SỰ QUAN TRỌNG?
Khi một sản phẩm nào đó đưa lên da có độ pH không phù hợp với pH của da, làn da sẽ phản ứng lại bằng cách tăng khả năng đệm, giúp da chống lại sự thay đổi bất thường của độ pH.
Tuy nhiên sử dụng về lâu dài các sản phẩm có tính acid mạnh hoặc kềm quá cao rất khó có thể lấn át khả năng đệm của da. Khiến da bị kích ứng quá mức, phá vỡ hàng rào bảo vệ và buộc cơ thể phải dựa vào quá trình tự chữa lành vết thương để khôi phục độ pH của da. Vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát sinh mụn.
Vì vậy để duy trì hàng rào bảo vệ da, cách tốt nhất là dùng sản mang tính acid nhẹ.
1. Sữa rửa mặt có chứa xà phòng
Xà phòng là một chất cơ bản có tính kềm với độ pH từ 9 - 10, không chỉ loại bỏ bụi bẩn và dầu, mà còn loại bỏ lipid, protein cần thiết cho da, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da dễ bị kích ứng.
Ngoài ra đẩy da lên độ pH cao hơn, đặc biệt là quy trình này được thực hiện nhiều lần tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mụn trứng cá là một bệnh lý do vi khuẩn P.acnes, chúng phát triển tốt ở độ pH 6 - 6,5 nhưng sẽ kém phát triển khi độ pH có tính acid. Nên đây cũng là lý do không nên sử dụng sữa rửa mặt có chứa xà phòng.
- Chất tẩy rửa có chứa xà phòng thường ở dạng thanh, thường sử dụng trên body, hoặc ở dạng lỏng dùng để rửa tay. Chúng ta nên tránh khi đưa những sản phẩm này lên vùng da mụn.
2. Sữa rửa mặt không chứa xà phòng
Sữa rửa mặt không chứa xà phòng có độ pH trung tính 7 hoặc hơi có tính acid nhẹ 4 - 6 vì thế ít gây kích ứng hơn. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng "duy trì bề mặt da ở độ pH 4,7 - 6,5 trong quá trình rửa mặt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ít gây hại cho da hơn.
Cách an toàn nhất là chọn sữa rửa mặt dạng lỏng dành riêng cho da mặt.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM